武漢肺炎為越南帶來了什麼?對中國人的害怕 Corona đã đem đến cho Việt Nam những điều gì ? Là sợ hãi và tránh xa người Trung Quốc.

專欄作家介紹

嚮往當人類學家,結果一不小心嫁給越南先生,開始一輩子的越南田野調查。臺妹的愛書《天真的人類學家》敘述著一位人類學家進入田野後,才知道自己和外界對於異文化的天真,就像是臺妹在嫁入越南家庭後,在柴米油鹽醬醋茶中發現越南更深層的文化和自己的天真。

Vài nét về tác giả

Tôi, một phụ nữ người Đài đam mê tìm hiểu về Nhân học, nhưng vận mệnh lại đưa tôi vào cánh cửa hôn nhân với một chàng trai Việt Nam, bắt đầu một cuộc sống trọn đời ở mảnh đất hình chữ S này. Tôi yêu cuốn sách “ Nhà nghiên cứu nhân học đơn thuần” lắm, cuốn sách nói đến một nhà nghiên cứu nhân học – là tôi, sau khi bắt đầu cuộc sống ở một đất nước khác, mới nhận ra mình chẳng hiểu gì về thế giới và sự khác biệt văn hóa ngoài kia cả. Thì ra, chính từ những việc bếp núc, nhà cửa trong gia đình nhỏ kia lại ẩn sâu ý nghĩa về văn hóa dân tộc như vậy, và càng nhìn vào đó, tôi lại càng thấy bản thân mình quá đơn thuần.

84338076_167469931246555_3522930393214877696_n

今年春節越南北部又冷又濕,還下起了冰雹,越南長輩們拜年時的話題都是新年的開始就這麼差,今年恐怕會是多事的一年。而就在這個春節,武漢肺炎疫情爆發了。

越南在二月一號(初八)的下午突然宣布因為武漢肺炎疫情全面禁飛中國地區,而越南官方認定的中國地區包括中、港、澳、臺,這消息讓回臺灣娘家過年的臺妹一家嚇傻,特別是急著回越南上班的越兄更是悶悶不樂一整個下午,好險在台灣駐越南代表處極力地抗議及爭取下,當晚即取消對台灣飛越南的禁令,全家才鬆了一口氣。回到越南,就接到小臺妹幼稚園的停課通知,並附上越南教育部的各級學校停課一周公告。壞消息接踵而來,似乎如新年時越南長輩所言。

越南人很容易受政府和媒體影響,非洲豬瘟在越南政府和媒體的輕描淡寫下,人們幾乎無感,只是偶爾抱怨一下豬肉價格大漲。而這次越南政府面對武漢肺炎如臨大敵的態度,越南人立刻有了強烈防衛心,面對嚴重空汙都不戴口罩的越南男人紛紛戴上口罩;河內這個熙攘大城,此時交通竟如同春節時般順暢;平時滿街跑的孩子這時都被藏在家中。臺妹一家的生活也因為越南人的戒慎恐懼受到影響。

越兄還未回到越南,就收到公司email通知「凡春節期間到過中國地區者,回國請自主隔離14天再來上班」越兄說我去的是台灣,不是中國,回越南隔天就去上班了,下班回家立即大吐苦水,每個同事看到他就戴口罩,問他幹嘛還來公司上班,不堪其擾的他決定這陣子還是在家裡辦公,越兄的「我去的是台灣」只堅持了一天。

臺妹家是透天厝,平時與鄰居們的往來頻繁,鄰居孩子更是每天到我家報到找小臺妹玩。但自臺灣回越南後,平常成天敞開大門,等待鄰人來家裡串門子的大媽們,突然都大門緊鎖。最愛在門口大喊要進來我家玩的小屁孩們也都消失得無影無蹤。有天經過一戶人家,這家孩子看到小臺妹經過,衝到門口要開門,立刻被爸媽怒斥,並一連關上兩道門。漸漸地,臺妹感受到一些鄰居的異樣眼光,也看到他們有意的閃躲。

過去臺妹因為外國人身分住在純越南人社區一直很受人注目,但最近卻是因為臺灣人身分,跟武漢肺炎有了莫名地連結,突然又「爆紅」。雖然臺妹澄清了不下百次「Tôi là người Đài Loan, không phải người Trung Quốc.」(我是台灣人,不是中國人)但是大部份越南人認為台灣人也是中國人,不太理解我幹嘛那麼激動地解釋。這陣子疫情緊張,臺妹想說應該還是強調一下自己是從台灣來的,越兄淡淡地說:「大家都怕我們怕得要死,看到我們就閃,你要跟誰說?」一針見血啊!

武漢肺炎還在蔓延,但生活還是要過。臺妹每週報到的美容院看到我來,店員們都戴上口罩,我也只好默默地戴起口罩。付錢時,老闆問我是不是剛從臺灣回來,臺妹答是,還問了一句「Bạn có sợ không?」(你怕嗎?)老闆乾笑回答怎麼會呢,你是台灣人啊。老闆的話稍微安慰了最近有點玻璃心的臺妹,但想到中國朋友,又不免心疼,他們怎麼回應越南人對中國人的懼怕,甚至是歧視呢?

最近在Facebook社團或社群軟體上,看到一些在越南的人分享哪些哪些店家公告不接受中國客人和講華語的客人,底下的回應有些悲傷,有些憤怒。臺妹的公司也有一些中國客戶,當我們知道有客戶剛從中國回來,經過討論後,決定將見面延遲兩週,當同事帶著歉意告知那位客戶時,他只淡淡表示可以理解接受。在這個人人自危的時侯,害怕是不可避免的,當你就是那個令人生懼的人,換個角度思考,或許比較能釋懷。

這個星期武漢肺炎依然肆虐,小臺妹依然停課,臺妹在外面還是只敢假裝自己是說破破越語的越僑。但是酒精和口罩已經買到了,鄰居開始跟我打招呼了,天氣要轉暖了,希望疫情也能快快穩定下來!而在這之後,希望大家能不計前嫌,仍能用正面的態度看著彼此。

文/越南臺妹  越文翻譯/小小河 ※ 如需轉載請註明出處※

Miền Bắc Việt Nam năm nay đón một cái Tết vừa lạnh vừa nồm, ai ngờ được đêm 30 mà cũng có thể mưa đá cơ chứ. Và câu chuyện ngày tết của ông bà ta lại được bắt nhịp bằng câu, vừa năm mới đã chán thế này rồi thì cả năm sợ sẽ chẳng đâu vào đâu mất. Và cũng chính vào cái tết của năm Canh Tý này, dịch Corona – nỗi sợ toàn cầu đã bùng phát.

Việt Nam, chiều mùng 1 tháng 2 ( mùng 8 Tết). Tin tức về việc cấm mọi chuyến bay có phạm vi Trung Quốc vì sự bùng phát dữ dội của dịch Corona được công bố. Cơ quan chính phủ Việt Nam cho rằng, khu vực phạm vi Trung Quốc ngoài Đại Lục ra còn có Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, nên cũng cấm tất cả những người xuất phát từ khu vực này nhập cảnh Việt Nam. Nghe được tin đó, tôi sợ lắm, cũng vì tôi về Đài ăn tết mà, đặc biệt là anh chồng người Việt của tôi còn phải về Việt Nam đi làm chứ, sao có thể bị cấm túc ở Đài Loan vậy được. Cũng may, dưới sự phản đối mãnh liệt của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, cuối cùng lệnh cấm đã được hủy bỏ. Về đến Việt Nam, tôi lại nhận được thông báo nghỉ học của bé nhà, và không chỉ mầm non mà tất cả các cấp cũng được nghỉ ở nhà 1 tuần để phòng dịch. Việc xui xẻo sao cứ diễn ra mãi thế nhỉ, tin rằng đây là câu cửa miệng của ông bà ta trong tết này rồi.

Người Việt Nam rất dễ bị nhà nước và truyền thông tác động, nhớ khi họ tuyên truyền phòng dịch tả lợn châu Phi, người dân hầu như là không có động thái gì ngoài việc kêu ca giá thịt lợn tăng cao quá. Mà lần này, việc tuyền truyền chống dịch Corona lại được phản ứng một cách mạnh mẽ như vậy, toàn dân nâng mức cảnh giác lên báo động đỏ, toàn dân nghiêm túc chấp hành việc đeo khẩu trang, ngay cả những chú bác hàng ngày “phơi mặt” ngoài đường thì giờ đây cũng trang bị đầy đủ thiết bị bên mình. Đường phố Hà Nội dễ chịu, không còn những tắc đường, phảng phất như quay lại mấy ngày nghỉ xuân. Trẻ con cũng không còn nô đùa trên vỉa hè hay ngõ xóm nữa, chúng được bố mẹ đem về bảo vệ thật tốt dưới mái nhà kia. Gia đình của người phụ nữ Đài Loan là tôi cũng bị chịu ảnh hưởng không ít.

Anh chồng Việt của tôi khi quay trở lại Việt Nam công tác, lập tức nhận được mail công ty báo “ Người nào đón tết ở phạm vi Trung Quốc thì sau khi về nước hãy tự giác cách ly 14 ngày”, anh nói với tôi, anh đi Đài Loan chứ đâu có đi Trung Quốc. Thế là sáng hôm sau anh xách đồ đi làm luôn. Đến công ty, ai gặp anh cũng lập tức đeo khẩu trang, không dám bắt chuyện như mọi ngày và còn bảo anh, sao lại đến công ty làm gì cơ chứ, ở nhà cách ly đi. Bị nói quá nhiều, và anh đành ở nhà làm việc vậy. Lời tuyên bố hùng hồn trên kia cũng theo gió bay đi mất.

Nói đến ngôi nhà nhỏ của tôi, nhà tôi thường ngày nhiều trẻ con đến chơi lắm, mấy đứa hàng xóm thường ngày cũng hay đến nô đùa với bé nhà tôi. Nhưng khi từ Đài về đây, chả có hàng xóm nào mở cửa cho bé nhà tôi vào chơi nữa, mà nhà tôi cũng chẳng có đứa bé nào đến. Thằng bé thích chơi cùng bé nhà tôi cũng mất tiêu đâu mất. Có hôm thằng bé thấy bé nhà tôi đi qua, định mở cửa đón bạn, thế là đã bị bố mẹ chúng quát và cấm mở. Dần dần, bé nhà tôi cũng cảm nhận được sự xa lánh của các bạn đối với nó, cũng nhìn thấy sự cố ý cách ly của các bạn.

Ngày xưa, vì là người nước ngoài ở Việt Nam nên cũng được nhiều người để ý và hỏi thăm, nhưng gần đây không ngờ lại được nổi tiếng, và đi kèm với đó là cái tên Corona. Dù tôi có nói “ Tôi là người Đài Loan, không phải người Trung Quốc” thêm bao lần nữa thì cũng chẳng ai buồn nghe. Vào thời điểm nhạy cảm như thế này, tôi muốn nhấn mạnh với người khác một điều là tôi đến từ Đài Loan, thì anh chồng Việt Nam của tôi có bổ sung thêm một câu: “ Người ta tránh anh như tránh tà, nói cho ai nghe”. Vâng, đúng là như vậy đấy, nghe xót xa nhỉ.

Dịch vẫn cứ bùng phát nhưng cuộc sống thì vẫn phải tiếp diễn thôi. Đến viện Spa đeo khẩu trang khi nhìn thấy tôi, tôi cũng phải tự giác mà đeo khẩu trang lên thôi chứ gì nữa. Khi trả tiền, bà chủ hỏi tôi vừa từ Đài về à, tôi bảo vâng và nói thêm thế cô có sợ không ?. Bà chủ cười cười nói, sao phải sợ chứ, cô là người Đài mà. Lời nói của cô ấy như đang an ủi và xoa dịu tâm hồn đang bị đè nén của tôi mấy ngày nay. Vậy những người bạn Trung Quốc của tôi sẽ phải đối diện và đáp trả sao đối với sự sợ hãi thậm chí là kỳ thị của người Việt đối với họ.

Trên các mạng xã hội như Facebook có thấy mọi người chia sẻ có một số tiệm ăn hay nhà hàng còn từ chối tiếp người Trung Quốc thậm chí là người biết nói tiếng Trung cũng bị vạ lây. Đáp trả lại tin tức đó, có người buồn, cũng có người tức giận chứ. Công ty của tôi cũng có vài khách hàng người Trung, khi chúng tôi biết có họ vừa từ Trung Quốc về đây thì cũng thảo luận và cho ra quyết định là rời lịch hẹn sang 2 tuần sau. Khi chúng tôi thông báo đến họ tình hình như vậy, họ cũng chỉ đành thỏa hiệp chấp nhận như vậy. Khi con người lâm vào đường cùng, sợ hãi là điều không thể tránh khỏi, khi bạn đóng vai là một nhân vật đem đến sư sợ hãi cho người khác, có thể bạn sẽ suy nghĩ được ở góc độ khác, và cũng có thể thấu hiểu họ.

Tuần này dịch Corona vẫn tiếp diễn hoành hành, bé nhà tôi vẫn được nghỉ học, tôi vẫn chỉ dám đóng vai là một Việt kiều với vốn tiếng Việt bập bõm làng nhàng mà giao lưu với người khác thôi. Nước sát trùng và khẩu trang vẫn phải chuẩn bị đầy đủ, hàng xóm bắt đầu bắt chuyện trở lại với tôi rồi, đất trời cũng ấm dần lên rồi, hy vọng bệnh dịch sẽ sớm chấm dứt. Và trước khi điều may mắn đó xảy đến, xin bạn hãy giữ một thái độ cảm thông và đúng mức đối với mọi người.

Người viết/ Quý cô người Đài hiện đang ở Việt Nam ※ Dịch giả/ Xiao xiao He

Nếu thấy thú vị để chia sẻ vui lòng ghi nguồn


武漢肺炎為越南帶來了什麼?對中國人的害怕 Corona đã đem đến cho Việt Nam những điều gì ? Là sợ hãi và tránh xa người Trung Quốc.” 有 1 則迴響

發表迴響

在下方填入你的資料或按右方圖示以社群網站登入:

WordPress.com 標誌

您的留言將使用 WordPress.com 帳號。 登出 /  變更 )

Facebook照片

您的留言將使用 Facebook 帳號。 登出 /  變更 )

連結到 %s